Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

10 mẹo học từ vựng

Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ, từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều học viên thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần.
ới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn:
1. Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành ph(ví dụ như fire hydrant vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.
2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.
3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.
4. Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.
5. Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.
6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.
7. Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.
8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.
9. Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.
10. Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới.
Nếu biết cách “chế biến” thì bạn sẽ có một “món” từ vựng ngon lành và bổ dưỡng đó.
Bùi Trang Giảng viên Global Education

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Khơi nguồn cảm hứng học tập, tại sao không?

Làm bất kỳ việc gì cũng cần có động lực. Nhưng để hình thành và phát triển động lực học tập thì cần phải có thủ thuật. Bạn đã biết cách khơi nguồn cảm hứng học tập cho riêng mình? Bài viết này giới thiệu một số bí quyết giúp bạn thúc đẩy động lực học tiếng Anh một cách hiệu quả.
1. Tưởng tượng hình ảnh của bạn trong tương lai
Hãy hình dung bạn có thể nói chuyện với người bản xứ như khi nói tiếng mẹ đẻ. Hãy tưởng ợng ra cảnh người khác mong muốn có thể nói tiếng Anh giỏi như bạn. Hãy nghĩ đến lúc bạn có thể gửi e-mail cho tất cả mọi người từ khắp nơi trên thế giới...
2. Nên nhớ là bạn cũng đã khá rồi
Bạn cũng đã ít nhiều hiểu biết tiếng Anh (thế nên hiện tại bạn mới có mặt trên trang web này để tiếp tục học tập và nâng cao trình độ). Đấy cũng là một thành công đáng ghi nhận! Và bây giờ là lúc để đạt được nhiều thành công hơn nữa, để bắt đầu sử dụng những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, và để tiếp thu một lượng kiến thức tiếng Anh thật ấn tượng.
3. Và cũng cần nhớ rằng vẫn còn nhiều điều bạn chưa biết
Bạn khá rồi, nhưng tiếng Anh của bạn có thể chưa hoàn hảo. Có thể bạn vẫn chưa hiểu được các kênh tiếng Anh trên tivi, chưa đọc được các cuốn sách tiếng Anh, chưa nói chuyện được với người bản xứ một cách dễ dàng hay chưa viết được những lá thư không mắc một lỗi nào... Ngay cả nếu bạn là học sinh giỏi tiếng Anh nhất lớp, bạn vẫn nên thường xuyên tìm ra các mặt yếu của mình để tập trung khắc phục. Khi bạn đã học nói tiếng Anh thật giỏi rồi thì nhng vấn đề bạn mắc phải sẽ trở nên hết sức nhỏ bé, chẳng hạn như: dấu câu, các cấu trúc ngữ pháp ít sử dụng, các từ hiếm gặp hay hiểu được “ngôn từ chợ búa” hay còn gọi là tiếng lóng.
4. Sử dụng tiếng Anh bất cứ khi nào có th
Yếu tố này rất, rất quan trọng. Bạn càng sử dụng tiếng Anh nhiều thì bạn càng muốn học . Do tiếng Anh rất phổ biến nên bạn có thể vận dụng khắp mọi nơi, như: sử dụng Google để tìm các trang web tiếng Anh có những thông tin lý thú, xem phim hoạt hình Mỹ, chơi các trò phiêu lưu trên máy tính hay đọc những quyển sách tiếng Anh thú vị. Nếu bạn nhận thấy chỉ một từ mới tiếng Anh đã giúp bạn hiểu được chương trình tivi yêu thích của bạn (hoặc giao tiếp được với mọi người, hay thắng trong một trò chơi) thì bạn sẽ còn muốn học nhiều từ hơn nữa. Vì thế bạn sẽ học tiếng Anh nhiều hơn, sử dụng nhiều hơn, rồi lại học nhiều hơn và sử dụng nhiều hơn... Nếu bạn còn có phương pháp học tập hiệu quả thì tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ nhanh ngoài sức tưởng tượng.
5. Trò chuyện với mọi người về tiếng Anh
Đây là một phương pháp đơn giản nhưng hữu hiệu. Bạn thường nói về những đề tài làm bạn thích thú. Và ngược lại, nếu bạn bắt đầu nói về một đề tài nhàm chán, thì bạn cũng sẽ bắt đầu thấy thích nó, đặc biệt khi bạn nói về nó từ một góc nhìn tích cực hơn. Giả sử bạn đang học tiếng Anh, bạn có thể gợi chuyện với một người bằng một câu tiếng Anh như: “Hi, I\''m studying English and I hate it” (Chào cậu, tớ đang học tiếng Anh và tớ ghét nó lắm) hoặc một câu bằng tiếng Việt: “Này, hôm nay tớ học được 50 từ tiếng Anh rồi đấy. Cậu có biết từ ... tiếng Anh là gì không?” Nếu không có ai ở gần thì bạn có thể gọi điện hoặc gửi e-mail cho bạn bè. Có thể họ cũng chẳng quan tâm nhưng điều đó đâu thành vấn đề! Quan trọng là bạn sẽ say mê học tiếng Anh hơn.
6. Tìm một người bạn cũng đang học tiếng Anh
Nếu tìm được một người bạn cũng đang học tiếng Anh và có trình độ tương đương thì bạn đang có một cơ hội tuyệt vời: (1) bạn có người để cùng trò chuyện về tiếng Anh nhằm giúp bạn thấy yêu thích tiếng Anh hơn; (2) việc học cũng dễ dàng hơn vì bạn có thể bàn luận các vấn đề gặp phải với người bạn đó; và (3) bạn sẽ học tiếng Anh nhiều hơn để có thể giỏi hơn (hoặc để không bị kém hơn) bạn mình. Bạn nên gặp người bạn này thường xuyên. Trong trường hợp bạn thực sự không thể tìm được ai đó sẵn sàng học tiếng Anh với bạn thì hãy ctìm một người bạn qua mạng.
7. Tiêu một số tiền vào việc học tiếng Anh
Nếu phải tiêu tiền vào một cái gì đó thì bạn sẽ muốn sử dụng nó. Nếu bạn muốn tăng niềm đam mê học tiếng Anh của mình, hãy mua một cuốn từ điển mới, một quyển sách tiếng Anh thật hay hoặc một kênh truyền hình cáp tiếng Anh. Vì bạn đã trả tiền cho những thứ đó nên bạn muốn được dùng nó và nhờ đó bạn sẽ nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Phương pháp này tạo cho bạn động lực để bắt đầu học. Ví dụ: nếu bạn mua một cuốn sách dạy cách dùng cụm động từ, bạn sẽ học được một số từ trong đấy. Rồi bạn cố sử dụng chúng, chẳng hạn, viết một bức e-mail có dùng các từ này. Điều đó sẽ giúp tăng động lực của bạn, và bạn lại học nhiều hơn nữa.
8. Nhớ là học tiếng Anh đòi hỏi phải hành động
Một hành động nhỏ có tác dụng lớn hơn đọc hàng trăm bài viết. Chúng tôi luôn mong các bạn có ththực hiện được những bài hướng dẫn đăng trong mục “Kinh nghiệm học tập” trên trang web này, chứ không chỉ đọc suông các bài viết. Đời thay đổi khi ta thay đổi”, bạn sẽ thành công chỉ nếu như bạn thay đổi một cái gì đó trong cuộc sống của mình.
Đừng trì hoãn thêm nữa. Hãy bắt đầu ngay từ giờ phút này!
Thanh Sơn Giảng viên Global Education

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Kỹ thuật chăm sóc Chích chòe lửa

QUÁ TRÌNH THAY LÔNG CỦA CHÒE LỬA

Mỗi con chim chòe lửa trưởng thành sẽ cần trải qua chu kỳ hàng năm phát triển nếu để nó có sức khỏe và có thể biểu diễn tốt. Chu kỳ bắt đầu với mỗi mùa thay lông khi, trải qua một thời gian, con chim rụng và thay thế tất cả lông của nó. Khi thay lông gần hoàn thành, sức sung của con chim ( độ sung của điều kiện sinh sản) sẽ bắt đầu tăng đẻ chuẩn bị cho mùa sinh sản.

Độ sung mãn sẽ tiêp tục tăng qua cở một thời gian 2 tháng hay sau khi thay lông cho tới khi con chim đạt đỉnh cao của trạng thái sinh sản. Con trống sẽ chiếm một vùng của con trống yếu hơn, hay, nếu nó định hình khu lãnh thổ, con trống sẽ cảnh báo những con trống khác không được đến gần. Nó làm như vậy bằng cách quan sát lãnh địa của nó và hót giọng hót bảo vệ lãnh thổ qua buổi sáng và buổi chiều.

Khi lãnh địa của đã an toàn, con trống sẽ ghép cặp với con mái. Chúng sẽ xây tổ của chúng và nuôi chim con. Trong hoang dã, cặp chim sẽ nuôi cở 2-3 ổ. Khi tới cuối mùa sinh sản, điều kiện cơ thể của chim sẽ bắt đầu giảm xuống. Cái sự giảm xuống này cuối cùng dẫn đến thay lông và sự tuần hoàn của mỗi năm lại bắt đầu.

Rất nhiều dân mê Choè Lửa chỉ cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng hơn khi nuôi bình thường trong khi chim đã bắt đầu thay lông. Tôi cái này là sai. Để thay lông bắt đầu, bộ não chòe lửa phải báo tín hiệu là thức cần thiết cho thay lông phải đầy đủ và đó là thay lông bắt đầu. Tín hiệu này phát ra từ hình thể của hóc môn đã chuyển vào đường máu khiến lông mới mọc ra. Khi lông mới mọc ra, chúng đẩy lông cũ ra rồi rơi xuống.

Khi não bộ cảm thấy chất lượng và số lượng thức ăn không đầy đủ để được thay lông tốt, nó không thải chât hóc môn để cần thiết cho việc thay lông bắt đầu hay chỉ có chút ít hóc môn có thể thải ra cho một thời gian ngắn hay lác đác. Thay lông như vậy có thể chậm lại, nó có thể rời rạc, hay con chim có thể trải qua thay lông tạm một phần. Trong trường hợp như vậy, sự tuần hoàn mỗi năm của con chim bị dứt đoạn và hóc môn cần thiết để đưa con chim đến đỉnh sung thì không thải ra hay thải ra không đủ. Con chim như vậy sẽ không biểu diễn tốt và người chủ sẽ hiếu kỳ tại sao độ sung của con chim không lên sau khi thay lông.

Nếu dinh dưỡng của con chim đưa đến thay lông đúng mức, hai đuôi chính (đuôi dài nhất) sẽ rụng xuống đúng trong ngày. thông thường, thì chỉ cở một ngày giữa lần rụng của đuôi chính dài và đuôi ngắn. Nếu vài ngày chậm trễ, hậu quả sẽ là một trong hai đuôi sẽ dài hơn đuôi khác. Khi cái đuôi mọc với tốc độ khoảng cở 4 inches một tháng, ta sẽ hiểu rõ chậm trễ chừng một tuần sẽ khá có thể có kết quả một trong hai đuôi dài ngắn hơn một inch hay dài hơn cái kia.

Khi chất lượng hay số lượng thức ăn không đầy đủ ngay cả một ngày trong khi thay lông, kết quả có thể thấy trong nửa đường lông trong suốt chạy nằm ngang dọc theo đuôi hoặc lông cánh. Những sợi dây này biết đến như đường dây căng thẳng. Chúng bị như thế bởi vì lông tiếp tục mọc bất chấp dinh dưỡng để mọc lông đầy đủ hay không. Hậu quả là nó có kẽ hở trong quá trình phát triển lông và cái này biểu hiện của trong một đường dây căng thẳng. Đây là điểm yếu ở lông và sẽ có huynh hướng bị gãy vào thời điểm này bởi dễ nhiên, nếu lông không có chỗ yếu, nó khá chắc và dẻo và sẽ lâu bền trong điều kiện tốt cho tới lần thay lông tới.

Lông chim tái tạo phần đông từ chất đạm và đây phải cần nhiều chất lượng đạm tốt sẵn sàng với con chim mọi khi trãi qua đợt thay lông. Cho ăn động vật không xương sống (động vật có xương sống) như nhái, cá nhỏ, thằn lằn (thằn lằn cát) bà con của con thằn lằn v.v.v sẽ giúp bảo đảm con chim nhận được chất lương đạm nó càn thiết. Cồn trùng như dế và mealworms chưa nhiều chất béo nhưng lại ít chất đạm. Tuy nhiên chúng cũng cần cho ăn như một phần thức ăn của chim trãi qua quá trình thay lông, cho chim ăn loại đơn độc loại này có thể ảnh hưởng tới việc thay lông. Châu chấu, bởi vì chúng có nhiều đạm và ít chất béo thì quá thích hợp cho chim thay lông. Như trong mọi thứ, cần phải cân bằng và lượng lớn thức ăn tươi phong phú mà bạn có thể cung cấp cho chim, thì đợt thay lông sẽ khá tốt hơn.

Còn về cám/bột nào thích hợp? Trong kinh nghiệm của tôi, không có cám/bột nào ngoài chợ hiện nay hoàn toàn thích hợp cho Chòe Lửa. Cách làm của tôi là cho ăn cám/bột vào buổi sáng cho tới chiều và cung cấp đủ loại thức ăn tươi cho con chim tới cuối ngày. Sử dụng cách này, tôi đã thành công cho Lửa đuôi dài thay lông và tôi muốn cho ăn mồi tươi cho chim trống khi trãi qua thời kỳ thay lông.

Như chòe lửa sẽ cần hấp thụ một lượng lớn đạm và các thức phẩm khác để lông mọc, khoáng chất và vitamins trợ giúp cho cơ thể hoạt động và để kích thích chúng sẽ cần cung cấp đầy đủ liều lượng. Vitamin tổng hợp và khoáng chất bồi bổ cần phải cung cấp trãi qua đợt thay lông. Thành phần vitamins, vitamins B complex(B tổng hợp) là rất quan trọng. Vitamin B6 giúp chuyển hoá chất đạm và B12 giúp chim khẩu vị ngon hơn và cũng giúp tiêu hóa. Tinh dầu bổ sung như vitamin E hay dầu wheat-germ sẽ cần cung cấp 3 tới 4 ngày trong tuần đễ giữ lông láng mượt.Không đầy đủ vitamins con chim ăn ít vì nó không chuyển hóa thức ăn (và đặc biệt là chất đạm) đúng mức. Chim như vậy sẽ mất đi năng lương và không hoạt động. Cái này có khiến hiểu nhầm là chim dạn.

Khi qua đợt thay lông con chim sẽ không hoạt động lắm vì tất cả năng lương của nó sẽ đưa tới việc thay lông. Nếu nó nuôi trong lồng, lồng sẽ cần che nửa lại và để nó chỗ quen thuộc như vậy con chim có chỗ yên tịnh khi qua đợt thay lông. Nếu có thể, phụ kiện tắm chim phải cung cấp thường xuyên. Lông ướt làm mềm chúng và trợ giúp mọc lên. Tắm rỉa lông bởi con chim sẽ giúp lấy đi vỏ bao da của lông và giúp chúng phát triển.

ĐÀO TẠO CHIM HÓT VÀ CHỌN THỜI ĐIỂM DỰ THI

Khuyến khích nuôi lồng lớn nhất có thể (#53-54 cm đường kính), nhất là đối với chim còn tơ. Khỏang không gian này là thích hợp cho sự phát triển về thể chất của chim.
Lồng phải được đặt trong một góc phòng yên tỉnh, tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp.
Việc huấn luyện chim hót phụ thuộc rất nhiều vào sở thích của mỗi cá nhân. Một số có thể muốn dạy con chim của mình hót giọng rừng giống như những con chim từ hoang dã , một số khác lại thích những giọng hay, lạ, ngắn … Cũng nên biết rằng, giọng hót của chim đa phần là do thừa hưởng. Một giọng hót đơn điệu có thể được cải thiện chút ít trong khả năng của nó để hót nhiều giọng sau khi được đào tạo nhưng chưa bao giờ có thể được phát triển thành một giọng hót xuất sắc.

Một con chim tiềm năng có thể phát triển giọng rừng của chúng trong giai đoạn đầu mà không cần phương pháp đặc biệt. Một con chim khỏe mạnh có thể hót du dương hàng giờ. Để tránh mất tập trung, đi dượt chim 2-3 giờ mỗi ngày, các lồng có thể được phủ ½ áo lồng. Giọng hót của chim sẽ phát triển tốt trước đợt thay lông đầu tiên.

Vào thời kỳ thay lông, để tập giọng cho chim tơ, có thể cho chúng nghe giọng chim khác lòai hoặc giọng chim hay. Băng đĩa của giọng chim hót xuất sắc cũng có thể được sử dụng để hổ trợ đào tạo.
Thông thường, một con chim non được nuôi dưỡng tốt sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với chim lạ khác sau đợt thay lông đầu tiên (6-10 tháng tuổi). Các tần số và volume của giọng hót sẽ tăng dần. Khi chim đạt đỉnh lửa, vòm họng sẽ biến từ đỏ nhạt đến đỏ sẫm hoặc màu đen. Sau đó sẽ là thời gian tốt nhất để đánh giá về khả năng “hót hò” hoặc tiềm năng và cách chơi hoặc là thời điểm thích hợp được chon để dự thi.

Giai đoạn tiếp theo là tập cho chim làm quen với môi trường lạ, đám đông và các loài chim khác. Thông thường là mang chim đến nơi dợt thường xuyên – Nơi mà các nghệ nhân khác cũng mang chim của họ đến để tập luyện. Một chòe lửa đã được đào tạo tốt sẽ bắt đầu hót ngay sau khi nghe các giọng của chòe lửa khác và trong một số trường hợp có thể cho nó học giọng của chim khác loài.

Hành vi tự nhiên của chích chòe lửa

Chòe lửa thường nhút nhát và ít hót trước thời gian làm tổ. Chúng ít xuất hiện sau mùa sinh sản. Trong tháng sáu, tháng bảy và tháng tám, chích chòe lửa sẽ hăng hái đáp trả những ai di chuyển vào cội của chúng. Giọng hót của chim trống sẽ to và mạnh mẽ ở giai đoạn này.
Trong trường hợp nuôi nhốt lồng, mất 2-3 tháng để hoàn tất việc thay lông và sẽ đạt đến đỉnh lửa sau 2-5 tháng. Chúng có thể được cho thi hót trong thời kỳ này.

Những nguyên nhân làm cho chim thi không tốt thường do ăn quá mức, tập luyện quá mức, thay đổi thức ăn …

Chích chòe lửa trong tương lai

Những chú chim có giọng hót nổi bật cùng phong cách chơi xuất sắc là rất hiếm, chúng cần thiết được bảo tồn thông qua việc sinh sản trong nuôi nhốt lồng.

Trong hoang dã, thời kỳ thay lông kéo dài và không rõ rệt, chim đạt lửa trong tháng 6 --> 8, thời kỳ mà chúng sẳn sàng đáp trả lại đối thủ.

Khi nuôi nhốt lồng, thời kỳ thay lông rõ ràng, chim sẽ có lửa dần từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 9, đỉnh lửa tập trung vào tháng 6 --> 9, cũng là thời kỳ chuẩn bị cho những cuộc thi.

Tuy nhiên, đỉnh lửa thay đổi ở mỗi con chim, thậm chí cùng một con chim thì mỗi năm mỗi khác.
(Tài liệu than khảo của Lin Heau Dong web shama.com.sg)

Vài suy nghĩ về việc gây căng thẳng (Stress) cho chim

Trước hết nên nhận ra rằng tất cả các hình thức tập thể lực đều liên quan đến một số căng thẳng. Nếu không có sự căng thẳng có thể không có sự tiến bộ. Khi chúng ta tập thể dục, chúng ta đang gây sự căng thẳng ở cơ bắp. Khi chúng ta học hỏi, làm căng thẳng đầu óc. Trong ý nghĩa này, căng thẳng chỉ đơn thuần là phương tiện để làm cho tâm trí và / hoặc cơ thể được đặt trong một tình huống tích cực mà nếu bình thường sẽ không đem lại lợi ích, kinh nghiệm hay kết quả nào !
Stress từ tập thể dục có thể hoàn toàn tránh được bằng cách nằm nghỉ trên giường. Nếu chúng ta làm như vậy, trong khoảng một tuần, các cơ bắp sẽ bắt đầu teo. Căng thẳng từ việc học có thể tránh được bằng cách không suy nghĩ gì cả. Kết quả cũng không thể được tốt.
Do đó chúng ta thấy rằng căng thẳng, như vậy, không phải là một điều xấu. Nó là cần thiết để có một cuộc sống lành mạnh cả về tinh thần và thể chất.

Điều quan trọng là để kiểm soát mức độ căng thẳng mà chim phải chịu. Chúng ta chỉ xét việc căng thẳng liên quan đến tập thể lực.

Một con chim có lửa nhiều sẽ năng động hơn khi lửa yếu. Hoạt động năng động này là đủ để giữ cho nó có một thể lực phù hợp nếu nó được nuôi trong một không gian đủ lớn mặc dù nó có thể tốt hơn từ các phương pháp tập thể lực khác.

Trong thời kỳ chưa đủ lửa như khi con chim sắp thay lông hoặc sau khi thay lông, chim có xu hướng ít hoạt động hơn. Nếu không tập thể dục đủ, nó sẽ dư chất béo nếu lượng thức ăn nó ăn không giảm.
Ngay cả khi thức ăn giảm xuống, điều này chỉ cắt giảm chất béo nhưng không có gì để xây dựng cơ bắp của chim. Đối với chim, để phát triển cơ bắp, để nó sống một cuộc sống lành mạnh, nó phải di chuyển và bay. Chúng ta phải làm như thế nào ?

Trước hết phải cho chim vào một cái lồng lớn (theo Ghozze). Lồng hay chuồng chim có một kích thước lớn hợp lý . Hoặc có thể tập cho nó bay nhảy ở trong phòng trong nhà (theo Shanlung ).
Một chuồng lớn để nó tập lực là cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta phải có cách để nó chịu bay nhảy bên trong. Nó chỉ bay đến nơi mà nó thích và sẽ ở lại đó một thời gian vì vậy thời gian để tập lực là ít.

Dùng cây để làm chim di chuyển (?). Không khuyến khích vì có thể làm chim kiệt sức, sẽ dẫn đến một kết quả quá căng thẳng. Những căng thẳng sẽ gây ra thay lông trước định kỳ. Ngay cả một lần căng thẳng lớn có thể dẫn đến một đợt thay lông. Khi chim bay nhảy do sự căng thẳng này, nó sẽ không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi.

Những gì cần phải làm là để gây ra một stress tối thiểu, tập cho nó quen dần qua thời gian. Điều này cho phép nó có thời gian để trở nên quen với tình hình hơi căng thẳng và học cách chấp nhận nó như bình thường.

Ghozze khuyên không nên gây căng thẳng quá mức bằng cách tập luyện ít ở những ngày đầu. Cần tập chim làm quen với động tác kích chim bay. Khi đã quen, có thể tập lâu hơn.
Làm thế nào để đánh giá nếu chim bị Stress quá mức? Nếu nó há miệng và thở hổn hển, tức là đã bị căng thẳng nhiều. Mục tiêu của bạn nên ngăn việc hoạt động quá mức trước khi điều này xảy ra. Tức là tập giống như một đứa trẻ đang tập đi.

Kích cho chim bay bằng cách nào?

-Dùng thức ăn hoặc chim khác để kích nó di chuyển.
-Dùng tay hoặc với một que cây nhỏ.

Không cần phải nói, phương pháp đào tạo là dành cho chim đã tương đối thuần hóa. Nó không dành cho các chim chưa thuần thuộc vì chúng dể hoảng ngay cả hành động nhỏ của bạn..
Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng đuổi chim bằng cây. Cây ở đây là chỉ được sử dụng như một phần mở rộng của cánh tay để chim di chuyển theo hướng mong muốn. Như Ghozze nói, tất cả những gì các bạn phải làm là kích chim bay đến cành tiếp theo. Chúng cũng khó bị căng thẳng quá mức.

* Thông thường khi nuôi chim đá, người ta mới nghĩ đến việc tập lực cho chim, sẽ là thiếu sót nếu nghĩ rằng chim hót không nhất thiết phải làm như thế vì trong các cuộc thi hót, ngoài giọng hót, phong cách chơi thì lực – độ bền đóng một vai trò quan trọng.

Phải cẩn thận trước khi cho vào lồng tập lực, nếu là chim đã quen lồng hoặc là chim tơ thì ít gây trở ngại gì. Nếu là chim chưa thuần thuộc hoặc nuôi vài năm mà chưa quen lồng tập lực, chúng sẽ bị hoảng, bay loạn xạ, bu nóc lồng, tuột móng ... và khó bắt ra ngoài. Điều này, đòi hỏi bạn phải tập bằng cách chọn thời điểm chim căng lửa mới tập và cường độ từ ít đến nhiều cho chúng quen dần.